Cảnh sát đã bắt giữ Himalaya Mohanty, 19 tuổi, cư trú ở làng Shibapura thuộc quận Balasore, bang Odisha, miền Đông Ấn Độ sau khi chàng trai này hack số đường dây nóng EPABX miễn phí, dành cho khách hàng của công ty điện Lloyd Electricals and Engineering Ltd. Sau khi đột nhập vào đường dây nóng EPABX, Mohanty đã cho đăng tải mật mã cùng với số điện thoại miễn phí của công ty Lloyd lên một website. Đồng thời, anh ta sử dụng chúng để thực hiện các cuộc gọi "chùa".
Theo cơ quan điều tra, Mohanty đang theo học một khóa IT tại trường tư và không giỏi tiếng Anh. Anh ta đã học các thủ thuật tấn công tin tặc thông qua việc tham gia các diễn đàn trực tuyến, và thậm chí có khả năng hack các modem wifi, tài khoản Facebook và email cũng như các smartphone bằng chính chiếc điện thoại cũ 3 inch của mình.
Trang STOI dẫn lời điều tra viên tội phạm công nghệ cao Riyazuddin cho biết: "Khi mọi người liên lạc với Mohanty bằng điện thoại của họ, anh ta từng hack chúng bằng cách gửi một virus Trojan để theo dõi các hoạt động của họ. Tuy nhiên, anh ta làm tất cả những việc này mà không thu được bất kỳ lợi ích tài chính nào. Mohanty về sau đã chọn qua mặt công ty điện bằng cách hack vào hệ thống của họ. Anh ta đăng tải đường link của công ty Lloyd cùng với một mật mã mà người dùng phải nhập vào sau khi quay số đường dây nóng và tiếp theo là số mà người đó định gọi tới.
Điều đáng kinh ngạc là bất chấp vốn tiếng Anh quá nghèo nàn, Mohanty vẫn tự đăng ký được vào nhiều diễn đàn và website về tin tặc và trao đổi trực tuyến nhờ phần mềm phiên dịch".
Hành vi của Mohanty bắt đầu bị phát giác, sau khi công ty Lloyd nhận được hóa đơn điện thoại cho số đường dây nóng trong tháng 11/2015 lên đến 6.000.000 rupi (hơn 89.000 USD). Trong khi đó, chi phí thông thường cho đường dây nóng này chỉ trung bình 100.000 rupi (gần 1.500 USD).
Tuấn Anh (Theo Techworm)
10 hacker nguy hiểm nhất thế giới" alt=""/>Bị hack đường dây nóng, công ty điện mất 89.000USD vì hacker nghiệp dưBộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn vừa ký quyết định sửa đổi Quyết định số 1178 (ngày 23/9/2013) của Bộ trưởng TT&TT về việc phê duyệt Đề án chuyển mạng giữ nguyên số thuê bao tại Việt Nam. Theo đó, dịch vụ chuyển mạng thông tin di động giữ nguyên số thuê bao sẽ được triển khai theo lộ trình mới, với thời gian kết nối thử nghiệm dịch vụ kéo dài ít nhất 6 tháng, hoàn thành trước ngày 30/6/2017 và thời gian cung cấp dịch vụ chính thức trước ngày 31/12/2017.
![]() |
Hoàn tất thử nghiệm chuyển mạng giữ nguyên số trước ngày 30/6/2017 |
Quyết định này chính thức có hiệu lực kể từ ngày ký, 23/5/2016.
Như vậy là so với lộ trình cũ được đề ra trong Quyết định số 1178, thời điểm triển khai Đề án chuyển mạng giữ nguyên số đã được hoãn lại một năm cho phù hợp hơn với tình hình thực tế và mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp viễn thông. Trước đó, việc cung cấp thử nghiệm dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số dự kiến hoàn thành trước ngày 30/6/2016 và thời gian chính thức để cung cấp dịch vụ sẽ bắt đầu từ 1/1/2017.
Tại cuộc làm việc của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn với Cục Viễn thông hồi đầu tháng, ông Nguyễn Đức Trung, Cục trưởng Cục Viễn thông nhấn mạnh, chính sách chuyển mạng giữ nguyên số là công cụ thúc đẩy thị trường cạnh tranh, song để thắt chặt quản lý, cơ quan này dự kiến xây dựng quy định về việc thuê bao nào không khai báo thông tin cá nhân chính xác sẽ không được chuyển mạng giữ nguyên số." alt=""/>Lùi thời điểm chuyển mạng giữ nguyên số đến ngày 31/12/2017>> Đừng để quảng cáo hướng đối tượng của Facebook "dắt mũi" bạn
Facebook sẽ vô hiệu hóa khả năng nhắn tin Messenger trên ứng dụng bản web cho di động để buộc người dùng phải tải Messenger. Một thông báo mới được gửi đến người sử dụng có nội dung: “Các cuộc trò chuyện của bạn sẽ được chuyển sang Messenger. Sắp tới, bạn sẽ chỉ có thể đọc tin nhắn trên ứng dụng Messenger”. Hiện tại, bạn vẫn có thể tắt thông báo và mặc kệ nó. Thế nhưng, không sớm thì muộn những lời cảnh báo này sẽ biến thành sự thật và bạn sẽ buộc phải tải ứng dụng Messenger nếu còn muốn nhắn tin trên Facebook.
Chắc chắn mỗi người có lý do riêng để không tải ứng dụng Messenger về ngay từ đầu, ví dụ như họ không muốn bị liên tục làm phiền kể cả khi không mở Facebook, hoặc họ sử dụng các thiết bị như BlackBerry vốn đã không còn được hỗ trợ Messenger.
" alt=""/>Tới lượt Facebook cưỡng bức người dùng tải Messenger